Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất chất dẻo. Sản phẩm plastic: 8.000 tấn sản phẩm/năm. Các sản phẩm từ plastic: 1.500 tấn sản phẩm/năm
Ngày đăng: 07-08-2024
49 lượt xem
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ................................................................3
DANH MỤC HÌNH..............................................................................5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................6
CHƯƠNG 1:.................................................................................7
MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH, DỊCH
VỤ .........................................................................7
1.1. Tên chủ Dự án đầu tư:........................................................7
1.2. Tên dự án đầu tư..............................................................................7
1.2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi
trường của dự án đầu tư........................................................................9
1.2.3. Quy mô của dự án đầu tư.....................................................................9
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư ..................................10
1.3.1. Công suất hoạt động của dự án đầu tư ................................................10
1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư...................................................10
1.3.3. Sản phẩm của Dự án đầu tư..............................................................11
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng...............12
1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư .................................16
1.5.1. Các hạng mục công trình của dự án đầu tư ...............................................16
1.5.2. Danh mục máy móc....................................................................20
1.5.3. Tiến độ thực hiện dự án..........................................................21
1.5.4.Tổ chức quản lý và thực hiện dự án .................................................21
CHƯƠNG 2:....................................................................22
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU
TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.....................................................22
2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch
2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường................22
CHƯƠNG 3:....................................................................................26
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU
TƯ ................................................................26
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ
XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.....................27
4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai
4.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động của giai đoạn thi công xây dựng..........................27
4.1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện bảo vệ môi trường
4.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai
4.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động...........75
4.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường...........................90
4.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án ..........................90
4.3.2. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường..............92
4.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo.............92
4.4.1. Nhận xét về mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng trong báo cáo đánh giá
tác động môi trường...........................................................................92
Chương 5........................................................................................94
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG....................................94
5.1.Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với nước thải ..............................94
5.1.2.Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải. ............................94
5.2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với khí thải ................................95
5.3. Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với tiếng ồn, độ rung.................96
5.4. Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với chất thải rắn.........................97
CHƯƠNG 6:.........................................................................99
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI
VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN...................99
6.1.Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án.....................99
6.2.Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật...................101
CHƯƠNG 7.........................................................................102
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ......................................102
Phụ lục..............................................................103
CHƯƠNG 1:
MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH, DỊCH VỤ
1.1. Tên chủ Dự án đầu tư:
- Tên chủ dự án: Công ty TNHH ............
- Địa chỉ trụ sở chính: ............, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Địa điểm thực hiện dự án: ............, KCN Thăng Long Vĩnh Phúc, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Điện Thoại: ..........
- Người đại diện: ......... - Chức vụ: Tổng giám đốc
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ............., đăng kí lần đầu ngày 16/10/2017, và đăng kí thay đổi lần thứ 2 ngày 24/08/2021 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc – Phòng đăng kí kinh doanh cấp cho Công ty TNHH ....................
- Giấy chứng nhận đầu tư số .......... chứng nhận lần đầu ngày 10/10/2017, Đăng ký thay đổi lần 4 ngày 13/10/2023 do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc cấp cho Công ty TNHH ............
1.2. Tên dự án đầu tư
1.2.1. Tên dự án và địa điểm thực hiện dự án đầu tư T
ên dự án đầu tư: “Dự án Sản xuất chất dẻo”
Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: “Dự án Sản xuất chất dẻo” là dự án đầu tư mới được thực hiện tại........., KCN Thăng Long Vĩnh Phúc, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Căn cứ theo hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất gắn với kết cấu hạ tầng số............. ngày 16 tháng 08 năm 2021 thì diện tích đất sử dụng của dự án là:12.000m2.
Các vị trí tiếp giáp của dự án như sau:
- Phía Đông giáp lô E4
- Phía Tây giáp lô E6-7
- Phía Nam giáp đê bao TLIPIII
- Phía Bắc giáp đường E3
Hình 1. 1: Vị trí thực hiện dự án trên google map
1.2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư
+ Cơ quan thẩm duyệt thiết kế về phương án PCCC: Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Cơ quan cấp Giấy phép môi trường của dự án đầu tư: UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2.3. Quy mô của dự án đầu tư
- Quy mô của dự án (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): “Dự án Sản xuất chất dẻo” là dự án đầu tư mới có tổng vốn đầu tư: 232.624.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai trăm ba mươi hai tỷ, sáu trăm bốn mươi hai triệu đồng)
Theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, dự án được phân loại thuộc nhóm B: Dự án thuộc lĩnh vực sản xuất vật liệu có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng (theo khoản 2, Điều 9 Luật Đầu tư công).
Dự án tương đương dự án nhóm B quyđịnh tại khoản 2 Điều 9 Luật Đầu tư công và thuộc dự án nhóm II quy định tại số thứ tự 2 Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ. Căn cứ khoản 1 Điều 39, khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường, dự án thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường, thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu t
1.3.1. Công suất hoạt động của dự án đầu tư
Bảng 1.2: Quy mô công suất của dự án
1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
Quy trình sản xuất plastic:
Hình 1.4: Quy trình sản xuất plastic
Thuyết minh quy trình:
Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất là hạt nhựa nguyên sinh (dự án không sử dụng nhựa tái chế) và các nguyên liệu khác ( sợi thủy tinh, Bột Talc, Canxi cacbonat..) được mua từ các đơn vị trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Trước khi nhập kho nguyên liệu sẽ được kiểm tra ngoại quan về nhãn mác và các thông tin ghi đính kèm. Nguyên vật liệu đạt yêu cầu được lưu kho, nếu không đạt yêu cầu sẽ thông báo đến nhà cung cấp để hoàn trả lại.
Nguyên liệu gồm những hạt nhựa nguyên sinh cùng với các loại bột màu được định lượng bằng hệ thống cân tự động trước khi thực hiện quá trình trộn. Hỗn hợp nguyên vật liệu sau khi trộn được chuyển xuống phễu chờ để chuyển dần sang máy ép đùn.
Tại công đoạn gia nhiệt, điện năng được sử dụng để nâng nhiệt độ của nguyên liệu lên tới nhiệt độ từ 165oC – 225oC, các hạt nhựa được làm nóng chảy. Nhựa ở trạng thải nóng chảy sẽ đi qua máy ép đùn nóng và được đùn ra ngoài với hình dạng các sợi hạt. Các sợi hạt này sẽ được đi qua máng nước làm mát để tạo cường độ cho sợi nhựa và làm nguội đến nhiệt độ phòng.
Các sợi nhựa sau đó được chuyển qua máy cắt để tạo thành các hạt nhựa rồi chuyển sang hệ thống sàng rung nhằm phân loại thành các cỡ hạt khác nhau. Tiếp theo các hạt nhựa được thổi lên phễu tự động và tại đây quá trình tự động lấy mẫu kiểm tra chất lượng sản phẩm, những sản phẩm đạt chất lượng sẽ được đóng gói thành phẩm, với những sản phẩm sau khi được kiểm tra không đạt được kích cỡ sẽ tiếp tục cho quay lại tái sản xuất.
Ngoài ra, Chủ dự án luôn tuyển dụng và đào tạo các cán bộ, công nhân viên có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao để thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị; tư vấn kỹ thuật; lắp đặt dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu, Công ty sẽ cử cán bộ, công nhân viên của mình đến từng đơn vị khách hàng để tư vấn, lắp đặt và sửa chữa,…. các máy móc, thiết bị do khách hàng đã có sẵn.
1.3.3. Sản phẩm của Dự án đầu tư
- Sản phẩm plastic: 8.000 tấn sản phẩm/năm.
- Các sản phẩm từ plastic: 1.500 tấn sản phẩm/năm
Hình 1.5: Hình ảnh sản phẩm của công ty
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng
a. Nhu cầu, nguyên nhiên vật liệu trong quá trình thi công xây dựng của dự án
(1).Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu:
Để đảm bảo vật tư cung cấp kịp thời cho công trình, đáp ứng yêu cầu chất lượng, tiến độ, công trình sẽ sử dụng vật tư, vật liệu xây dựng từ các nguồn cung cấp là các công ty liên doanh, các cơ sở nhà máy sản xuất sẵn có tại huyện Bình Xuyên và các vùng lân cận như sau:
- Phương thức cung cấp nguyên vật liệu xâydựng: Qua khảo sát tình hình nguyên vật liệu đang được dùng để xây dựng các công trình trong khu vực dự án. Tư vấn thiết kế kiến nghị dùng nguyên vật liệu tại các mỏ sau để thi công công trình:
+ Cát xây dựng: Các loại cát do các nhà thầu cung cấp đến chân công trình.
+ Bê tông sử dụng cho quá trình thi công xây dựng là bê tông thương phẩm. Đơn vị có chức năng sẽ cung cấp nguyên liệu cho chủ đầu tư và chịu sự giám sát của chủ đầu tư và đơn vị thầu xây dựng
+ Gạch xây, gạch lát ốp do cơ sở sản xuất có thương hiệu cung cấp.
+ Xim ăng:Sử dụng xi măng của các nhà máy xi măng trong khu vực tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Thép xây dựng: Bao gồm thép tròn dùng cho kết cấu bê tông cốt thép và thép hình gia công chế tạo kết cấu thép... mua qua Tổng Công ty thép Việt Nam hoặc các cơ sở sản xuất liên doanh.
Bảng 1.3: Nguyên vật liệu chính phục vụ giai đoạn xây dựng
(2).Nhu cầu sử dụng máy móc, trang thiết bị
Trong giai đoạn xây dựng, các loại thiết bị máy móc thi công chủ yếu sử dụng điện hoặc dầu DO khối lượng tiêu hao sẽ do các nhà thầu thực hiện và cung cấp, nguồn cung cấp dầu DO: được mua từ các cây xăng dầu trên địa bàn huyện Bình Xuyên và các vùng lân cận.
Bảng 1.4. Danh sách máy móc thi công (hạng mục chính + hạ tầng kỹ thuật)
(3). Tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu cho dự án
Dự án sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau và nhiều nguồn cung cấp khác nhau để thi công xây dựng nên trong đề xuất cấp giấy phép môi trường chỉ nêu tuyến đường chở nguyên liệu chính cung cấp cho dự án là tuyến đường Nguyễn Tất Thành.
Phương án vận chuyển: Chủ đầu tư ký hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu với nhiều đơn vị khác nhau, Các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu này sẽ sử dụng xe chở nguyên vật liệu đến công trình. Quãng đường vận chuyển tính lớn nhất khoảng 25 km.
(4). Vị trí đổ phế thải xây dựng
Trong công trường sẽ bố trí 01 khu vực chứa phế thải xây dựng tạm có diện tích khoảng 100 m2, Vị trí đặt ở nơi thuận tiện cho phương tiện vận chuyển đồng thời đảm bảo mỹ quan thuận tiện cho hoạt động xây dựng (khu vực cổng ra của công trường), Đồng thời, chủ dự án sẽ ký hợp đồng thuê đơn vị có chức năng vận chuyển phế thải xây dựng đi đổ thải ở các bãi thải tập trung theo đúng quy định.
Lượng đào đắp phát sinh từ thi công các công trình của Dự án:
Khối lượng đào đắp của dự án:
Bảng 1.5. Tổng hợp khối lượng đào đắp của dự án
Chất thải rắn xây dựng
Thành phần chủ yếu là các loại vỏ bao bì đựng nguyên vật liệu, mẩu gỗ bỏ, đất đá, cát sỏi, vữa rơi vãi… lượng chất thải này khối lượng không lớn và ít độc hại, nhưng lại là loại chất thải khó phân huỷ. Theo Quyết định số 1172/QĐ-BXD ngày 26/12/2012 của Bộ Xây dựng Công bố Định mức dự toán xây dựng công trình Phần xây dựng (sửa đổi và bổ sung) thì lượng CTR xây dựng phát sinh ước tính bằng 1% lượng nguyên vật liệu sử dụng), lượng rác thải xây dựng tính như sau 1% x 15.008,32 tấn nguyên vật liệu = 150,08 tấn.
(5).Nhu cầu sử dụng nước
- Nguồn cung cấp: Nguồn nước sử dụng cho dự án được lấy từ nguồn nước sạch cấp cho KCN Thăng Long Vĩnh Phúc.
Nước cấp cho sinh hoạt
- Trong giai đoạn xây dựng, có khoảng 30 công nhân xây dựng.
- Theo TCVN 13606:2023 – Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình yêu cầu thiết kế thì tiêu chuẩn cấp nước đối với 30 công nhân làm việc trên công trường chủ yếu là rửa chân, tay, vệ sinh không có dịch vụ ăn uống nên nhu cầu dùng nước với tiêu chuẩn 50 lít/người/ngày.
- Dự báo nhu cầu sử dụng nước phục vụ sinh hoạt của dự án là: QSH = 30 người × 50 lít/người/ngày = 1.500 lít/ngày = 1,5 m3/ngày. => Vậy nước cấp cho công nhân xây dựng khoảng 1,5 m3/ngày.
Nước cấp cho quá trình thi công xây dựng
- Nước sử dụng trong khâu làm vữa trát, làm móng bê tông ước tính khoảng 2 m3/ngày đêm. Hầu hết nước sử dụng trong các công đoạn này đều ngấm vào vật liệu xây dựng và dần bay hơi theo thời gian nên không phát sinh ra ngoài môi trường.
- Nước thải do vệ sinh các máy móc thiết bị trên công trường xây dựng nhìn chung không nhiều, thành phần không đáng lo ngại vì hầu hết các máy móc, thiết bị đều được bảo dưỡng bên ngoài khu vực thi công (máy móc, xe cộ thi công được bảo dưỡng, vệ sinh tại cơ sở sửa chữa) dự kiến lượng nước cấp khoảng 1,5 m3/ngày,đêm.
- Nước dùng để xịt lốp xe ra vào công trường: Dự kiến dự án sử dụng xe 16 tấn để vận chuyển, Trong khoảng thời gian thi công khoảng 10 tháng (260 ngày).Theo tính toán chi tiết cụ thể tại chương IV thì số lượng xe vận chuyển nguyên vật liệu khoảng 4 chuyến xe/ngày và đi đổ thải có khoảng 1 chuyến xe/ngày. Vậy số lượng xe ra vào dự án khoảng 5 chuyến xe/ngày.
Theo TCVN 4513:1988 Cấp nước bên trong – tiêu chuẩn thiết kế thì lượng nước cấp cho hoạt động xịt lốp xe ra vào công trường khoảng 300 lít/xe, Do đó nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động rửa xe của dự án là: 5 chuyến xe x 300/1000 = 1,5 m3/ngày đêm.
=>Như vậy tổng lượng nước phục vụ cho quá trình thì công xây dựng dự án khoảng 5 m3/ngày đêm.
b. Nguyên nhiên liệu phục vụ giai đoạn hoạt động của dự án.
Nguyên liệu đầu vào của dự án là hạt nhựa nguyên sinh, sợi thủy tinh, Bột Talc, Canxi cacbonat được mua của các đơn vị trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài về. Trước khi nhập kho, các nguyên liệu sẽ được kiểm tra ngoại quan về nhãn mác và các thông tin về sản phẩm. Nguyên vật liệu đạt yêu cầu sẽ được lưu kho, nếu không đạt yêu cầu sẽ thông báo đến nhà cung cấp để hoàn trả lại theo hình thức nhà cung cấp sẽ cắt cử bộ phận nghiệp vụ đến nhận lại nguyên, vật liệu lỗi, hỏng đã giao cho Chủ đầu tư.
(1).Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu sản xuất
Nhu cầu về nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình hoạt động của dự án khi đi vào sản xuất ổn định được liệt kê trong bảng sau:
Bảng 1.3. Nhu cầu nguyên vật liệu của dự án
(2). Nhu cầu sử dụng điện cho dự án
- Nguồn cung cấp điện: Điện năng sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt của công nhân được lấy từ mạng lưới điện của KCN Thăng Long Vĩnh Phúc
- Khi dự án đi vào hoạt động ổn định nhu cầu sử dụng điện cho các hoạt động của dự án ước tính khoảng 50.000 KWh/tháng.
(3) Nhu cầu sử dụng nước cho dự án
Nguồn cung cấp: Nguồn nước sử dụng cho dự án được lấy từ nguồn nước sạch cấp cho KCN Thăng Long Vĩnh Phúc.
Nhu cầu sử dụng nước:
- Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt: Khi dự án đi vào hoạt động ổn định số lượng công nhân viên làm việc tại công ty là 50 người. Nước cấp sinh hoạt tại khu vực dự án được xác định theo phân xưởng khác (Bảng 4 – TCVN 13606:2023 – Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình yêu cầu thiết kế). Theo đó, tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty chủ yếu là rửa chân, tay, vệ sinh không có dịch vụ ăn uống (công ty mua suất ăn công nghiệp) là 50 lít/người/ngày. Như vậy tổng lượng nước sinh hoạt của công ty là: 50 người x 50 lít/người/ngày = 2.500 lít/ngày đêm (tương đương 2,5 m3/ngày đêm)
- Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất:
+ Nước làm mát cho máy hút chân không: Lượng nước này được bổ sung liên lục để làm mát máy. Ước tính trung bình một ngày sử dụng khoảng 2 m3/ngày
+ Nước làm nguội sợi nhựa sau máy đùn ép tạo sợi: Lượng nước sử dụng cho công đoạn này sẽ được tuần hoàn tái sử dụng và chỉ bổ sung thất thoát do quá trình bốc hơi. Lượng nước được bổ sung do quá trình bốc hơi ước tính khoảng 2,5 m3/ngày.
- Định mức nước cấp cho tưới cây: 3 lít/m2/lần tưới, 1 ngày/lần, diện tích cây xanh là 2.378,69 m2 × 3 lít/m2/lần tưới ×1 ngày/lần = 7,14 m3/ngày đêm.
- Nước phun ẩm sân đường nội bộ: 0,4 lít/m2/lần; tối đa 2 lần ngày/lần, diện tích sân đường nội bộ là 3.329,26 m2 × 0,4 lít/m2/lần × 2 lần ngày/lần = 2,66 m3/ngày đêm.
Bảng 1.6: Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của công ty
1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
1.5.1. Các hạng mục công trình của dự án đầu tư
Căn cứ theo hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất gắn với kết cấu hạ tầng số 46-TITAN/TLIPIII-ASL ngày 16 tháng 08 năm 2021 giữa Công ty TNHH ............. và KCN Thăng Long Vĩnh Phúc thì diện tích đất sử dụng của dự án là: 12.000 m2.Cá chạng mục công trình của dự án như sau:
Bảng 1.4: Các hạng mục công trình của dự án
a. Các hạng mục công trình chính
- Nhà xưởng sản xuất (5700 m2):
Nhà xưởng sản xuất có tổng diện tích xây dựng là 5.700 m2. Khung nhà xưởng kết cấu BTCT với cột thép dày 10÷12mm, dầm thép dày 8÷10 mm. Nền bằng BTCT dày 15 cm VXM M250. Chiều cao nhà xưởng là 15,55 m. Tường bao quanh xây bằng gạch dày 22cm. mái nhà xưởng bằng tôn dày 0,45mm, vách tôn dày 0,4mm. Phần mái có trang bị lớp bông thủy tinh cách nhiệt dày 5 cm có giấy bạc. Cửa ra vào sử dụng cửa sắt, các cửa sổ sử dụng hệ nhôm kính chịu lực. Hệ thống điện, nước, chống sét và PCCC thiết kế đồng bộ.
- Khu vực văn phòng (372 m2)
Khu vực văn phòng có diện tích xây dựng là 372 m2 gồm 2 tầng: tầng 1 với diện tích sàn là 186 m2 và tầng 2 có diện tích sàn là 186 m2. Khung nhà xưởng kết cấu BTCT với cột thép dày 10÷12mm, dầm thép dày 8÷10 mm. Nền bằng BTCT dày 15 cm VXM M250. Chiều cao nhà xưởng là 10,1 m. Tường bao quanh xây bằng gạch dày 22cm. Cửa ra vào sử dụng cửa sắt, các cửa sổ sử dụng hệ nhôm kính chịu lực. Hệ thống điện, nước, chống sét và PCCC thiết kế đồng bộ.
b. Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án
- Khu vực nhà để xe (143 m2):
Sử dụng kết cấu khung thép tiền chế, thép mác SS400. Hệ thống giằng mái, giằng cột tăng độ ổn định không gian nhà. Xà gồ đỡ mái sử dụng xà gồ C250x65x20x2,5.
- Nhà bảo vệ 1 (28,8 m2)
Các nhà bảo vệ của dự án được xây tường gạch chịu lực, cửa đi và cửa sổ bằng kính chịu lực. Mái đổ BTCT, tường thu hồi 220 bổ trụ, sàn BTCT đỏ tại chỗ dày 10 cm. Nền nhà lát gạch 300x300mm, lót vữa xi măng mác 50 dày 20 cm.
- Hệ thống cấp nước:
Nguồn cấp nước cho công trình được lấy từ hệ thống cấp nước sạch của KCN ...........vào bể nước ngầm. Nước sạch được cấp đến các khu vực sử dụng nước như nhà ăn, nhà vệ sinh, khu vực sản xuất... thông qua trạm cấp nước và hệ thống phân phối. Tại mỗi nhà xưởng, lắp đặt đồng hồ nước riêng để tính lượng sử dụng cho từng đơn vị thuê nhà xưởng.
- Hệ thống cấp điện:
Điện năng cung cấp cho công trình được cung cấp thông qua 01 trạm biến áp đã lắp đặt tại Dự án, trạm biến áp công suất 2000kVA – 22/0,4kV. Sau đó, điện được dẫn đến từng thiết bị sử dụng điện của các nhà xưởng. Tại nhà xưởng, toàn bộ hệ thống điện được đi ngầm trong tường bằng ống gen PVC, dây đi cách sàn hoặc trần 0,15 m. Tiết diện dây phụ thuộc vào công suất của thiết bị. Dây từ Aptomat đến các ổ cắm dùng dây 2x2,5; dây ra đèn và quạt dùng dây 2x1,5. Tất cả các tủ điện, hộp điện, công tắc, ổ cắm, hộp số quạt lắp cao cách trần sản 1,5m. Tất cả các thiết bị đều được bảo vệ bằng Aptomat. Tất cả các tủ điện đều được nối đất an toàn dùng sợi dây thứ 3.
- Cây xanh (2378,69 m2)
Cây xanh có tác dụng bảo đảm điều hòa không khí, chống bụi và tiếng ồn trong quá trình hoạt động sản xuất. Loại cây được lựa chọn là loại có diện tích phủ bóng mát tốt, dễsinh trưởng và phát triển. Tổng diện tích sân đườngcâyxanh của dự án đạt khoảng 2378,69 m2 và tiếp tục được duy trì trong giai đoạn hoạt động của công ty. Mật độ cây xanh trên toàn bộ khu vực thực hiện dự án chiếm 20% tổng diện tích sử dụng đất của Dự án (đảm bảo theo QCVN 01:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng).
- Sân, đường nội bộ ( 3329,26 m2)
Hệ thống sân, đường được đổ bê tông mác 250 dày 20cm, độ dốc đạt tiêu chuẩn thoát nước tốt. Dưới lớp bê tông là lớp đá dăm đạt tiêu chuẩn xây dựng. Mạng lưới giao thông sân bãi được thiết kế liên hoàn, đồng bộ, khép kín hoàn chỉnh, thuận tiện cho nhu cầu đi lại cũng như an toàn phòng cháy chữa cháy trong khu vực.
- Hệ thống PCCC:
Tại khu vực thực hiện Dự án phải được trang bị đầy đủ hệ thống PCCC trong và ngoài nhà xưởng bao gồm: Đường, lối thoát nạn của công trình; giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan; hệ thống báo cháy tự động; hệ thống đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố; hệ thống họng nước chữa cháy trong và ngoài nhà; hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà; hệ thống chữa cháy tự động; Bố trí phương tiện chữa cháy.
c. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của dự án
- Khu vực lưu trữ chất thải:
Sử dụng kết cấu móng đơn, hệ khung BTCT chịu lực, nền bê tông cốt thép mác 250, dày 100. Toàn bộ tường chắn xây gạch 220. Mái khi sử dụng hệ vì kèo, xà gồ thép và hợp tôn dày 0,45 mm. Kho chất thải có diện tích xây dựng khoảng 42,4 m2 được phân chia thành các khu vực riêng rẽ gồm: Khu vực lưu giữ CTR sinh hoạt 8,4 m2, Khu vực lưu giữ CTR công nghiệp thông thường 24 m2, Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại 10 m2
- Hệ thống thu gom tiêu thoát nước mưa:
Thiết kế hệ thống thu gom và tiêu thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống thoát nước thải. Cụ thể:
Nước mưa trên mái từ các khu nhà xưởng, văn phòng và khu phụ trợ được thu gom bằng đường ống nhựa PVC Ø150 mm với tổng chiều dài các ống là khoảng 250m xuống hệ thống cống bê tông gồm:
+ Cống thoát nước mưa D800 (tổng chiều dài 50 m tính cả đoạn nối ra ngoài KCN)
+Cống thoát nước mưa D600 (tổng chiều dài1 61,5m tính cả đoạn nối ra ngoài KCN)
+ Cống thoát nước mưa D400 (tổng chiều dài 120 m)
+ Cống thoát nước mưa D300 (tổng chiều dài 190 m)
Trên hệ thống cống, rãnh thu gom có nắp đậy và song chắn rác để tách rác, trong phạm vi 20 ÷ 25m bố trí 01 hố ga (kích thước 1m x 1m x 1m) để thu gom và lắng cặn nước mưa. Tổng số hố ga đã xây dựng tại dự án khoảng 29 hố.
- Hệ thống thu gom và thoát nước thải:
Dọc theo tuyến đường, xây dựng mạng lưới thoát nước thải sử dụng đường ống PPE hoặc uPVC D200 có tổng chiều dài 95,5 m với độ dốc i = 0,5 % để dẫn về trạm xử lý của dự án.
- Công trình xử lý nước thải: công suất 5 m3/ngày đêm.
Công trình xử lý nước thải được xây ngầm bao gồm tổ hợp các thiết bị và cụm bể xử lý nối tiếp nhau bằng composite. Và được đặt trên nền đổ bê tông cốt thép.
- Công trình xử lý khí thải:
Hoạt động của dự án có công đoạn đùn ép có phát sinh khí thải. Vì vậy chủ đầu tư đề xuất lắp đặt HTXL khí thải bằng tháp hấp thụ than hoạt tính có công suất 45.000 m3/giờ. Thông số thiết kế của hệ thống được trình bày chi thiết tại chương 4 của báo cáo.
- Bể tách dầu (14,8 m3):
Trong quá trình sản xuất của công ty có phát sinh nước thải tại công đoạn làm mát mát hút trân không. Nước thải này có lẫn dầu máy. Do vậy toàn bộ nước thải này được thu gom về bể tách dầu với thể tích là 14,8 m3. Bể tách dầu được xây ngầm bằng gạch đặc, trát vữa xi măng mác 75. Đáy bể đổ bê tông cốt thép mác 200 dày 150mm, lòng bể trát vữa mác 100 dày 25mm. Thành bể trát làm hai lần, lần 1 trát vữa xi măng mác 75 dày 15mm, lần 2 trát vữa xi măng mác 75 dày 10mm, bên trong bể đánh lớp xi măng và sơn chống ăn mòn. Bên trong bể có bố trí các thanh u cố định tấm lọc dầu kích thước 1m x 1 m.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông và bê tông thương phẩm
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn