Biểu mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường khu dân cư

Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường khu dân cư, khu tái định cư, khu đô thị. Nội dung của báo cáo ĐTM được hướng dẫn theo mẫu chung. Tùy từng dự án cụ thể, nội dung của báo cáo ĐTM có thể được bổ sung thêm các nội dung đặc thù hoặc lược bỏ những nội dung không liên quan.

Ngày đăng: 08-08-2024

54 lượt xem

MỤC LỤC

Danh mc các từ và các ký hiệu viết tắt Danh mục các bảng, các hình vẽ

MỞ ĐẦU

1. Xuất x ca dự án

1.1. Thông tin chung về dự án, trong đó nêu rõ loại hình dự án: mới, mở rộng quy mô, nâng công suất.

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.

1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan. (cần làm rõ dự án nằm trong quy hoạch chung và đánh giá sự phù hợp với quy hoạch chung và tính kết nối về phương án thu gom, thoát nước mưa, nước thải với quy hoạch chung của khu vực).

2. Căn c pháp lý k thuật ca việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

2.1. Liệt kê các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM.

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14ngày 17/11/2020;

- Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng trong ĐTM:…

2.2. Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án.

2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM.

3. T chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Tóm tắt việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự án, đơn vị tư vấn kèm theo danh sách (có chữ ký) của những người tham gia ĐTM.

- Chủ đầu tư: Công ty A (địa chỉ, thông tin liên hệ)

Bảng: Danh sách các thành viên tham gia thực hiện

4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường

Liệt kê các phương pháp ĐTM và các phương pháp khác được sử dụng (nếu có).

5. Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM

5.1. Thông tin về dự án:

- Thông tin chung:

+ Tên dự án:

+ Địa điểm thực hiện: + Chủ dự án:

- Phạm vi, quy mô, công suất:

+ Tổng diện tích:

+ Quy mô bao nhiêu lô:

+ Quy mô sử dụng đất:

- Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án:

+ Các hạng mục công trình chính của Dự án:

+ Các hạng mục công trình phụ trợ của Dự án:

+ Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường:

+ Các hạng mục, hoạt động không thuộc phạm vi Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Các yếu tố nhạy cảm về môi trường:

5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường: Nêu các hạng mục công trình và hoạt động kèm theo các tác động xấu đến môi trường theo các giai đoạn của dự án

5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án:

- Nước thải, khí thải:

Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải: + Giai đoạn thi công xây dựng:

+ Giai đoạn hoạt động:

Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của bụi, khí thải (lưu ý Bụi từ quá trình đào đắp, san gạt mặt bằng; quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, đất đắp; quá trình thi công xây dựng; khí thải từ máy móc, thiết bị thi công.)

- Chất thải rắn, chất thải nguy hại:

+ Nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng) của chất thải rắn sinh hoạt;

+ Nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng), tính chất (loại) của chất thải rắn thông thường;

+ Nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng), tính chất (loại) của chất thải nguy hại.

- Tiếng ồn, độ rung (nguồn phát sinh và quy chuẩn áp dụng)

- Các tác động khác (Hoạt động thi công các hạng mục công trình và hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu ảnh hưởng đến người dân sinh sống lân cận khu vực Dự án và dọc theo tuyến đường vận chuyển; Hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa tác động đến sinh kế của người dân (nếu có); Hoạt động tập trung đông công nhân có khả năng làm mất an ninh, trật tự xã hội khu vực Dự án. )

5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:

- Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải:

+ Đối với thu gom và xử lý nước thải: Nêu các hạng mục công trình xử lý nước thải (hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom và xử lý nước thải); nguồn tiếp nhận; dòng thải ra môi trường, vị trí xả thải, phương thức xả thải (nếu có); tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng với các hệ số áp dụng cho từng nguồn nước thải; mục đích tái sử dụng nước thải sau xử lý (nếu có); thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục với camera theo dõi, giám sát (nếu có).

+ Đối với xử lý bụi, khí thải: (các giải pháp hạn giảm thiểu bụi từ Các xe vận chuyển đất đắp, nguyên vật liệu, khu vực thi công, bãi tập kết nguyên vật liệu).

- Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại:

+ Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường: (giai đoạn thi công xây dựng: đất bốc hữu cơ (nếu có); chất thải rắn thi công, chất thải rắn sinh hoạt. giai đoạn hoạt đông: chất thải rắn sinh hoạt của các hộ dân.)

+ Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại: (Nêu các hạng mục công trình lưu giữ chất thải nguy hại kèm theo các thông số kỹ thuật cơ bản.)

- Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung (nêu các công trình, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung).

- Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác:

- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường (nếu có): cháy nổ; tai nạn lao động.

5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án: Các nội dung, yêu cầu, tần suất, thông số giám sát ứng với từng giai đoạn của dự án.

Chương 1

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1. Thông tin về dự án

- Tên dự án.

- Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án.

- Vị trí địa lý (các điểm mốc tọa độ theo hệ tọa độ quốc gia, ranh giới...) của địa điểm thực hiện dự án. (làm rõ hiện trạng khu vực thực hiện dự án: địa hình, giao thông, thoát nước mưa, thoát nước thải, cấp nước, công trình tôn giáo)

- Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án.

- Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường.

- Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án.

1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Liệt kê các hạng mục công trình và hoạt động của dự án:

- Các hạng mục công trình chính: hạng mục đầu tư xây dựng chính của dự án.

- Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án. - Các hoạt động của dự án.

- Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường: thu gom và thoát nước mưa; thu gom và thoát nước thải; xử lý nước thải; công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn; chất thải nguy hại; các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải.

- Các công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu, bảo tồn đa dạng sinh học; công trình giảm thiểu tác động do sạt lở, sụt lún, xói lở, bồi lắng, nhiễm mặn, nhiễm phèn (nếu có).

- Các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung; các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có).

- Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường.

1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án

Liệt kê các loại nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án.

1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành

Mô tả về công nghệ sản xuất, vận hành của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường và cơ sở lựa chọn công nghệ kèm theo sơ đồ minh họa.

1.5. Biện pháp tổ chức thi công

Mô tả chi tiết các biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công các hạng mục công trình của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường.

1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án

- Tiến độ xây dựng chi tiết các hạng mục công trình bảo vệ môi trường.

- Tổng mức đầu tư của dự án.

- Tổ chức quản lý và thực hiện dự án, trách nhiệm của đơn vị liên quan đến dự án. (đặt biệt là trách nhiệm của các đơn vị vận hành công trình bảo vệ môi trường giai đoạn hoạt động)

Chương 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất

a. Điều kiện địa lý

b. Điều kiện địa chất

- Đặc điểm khoáng sản khu vực

- Đặc điểm cấu tạo địa chất mỏ

2.1.2. Điều kiện khí hậu, khí tượng

Lưu ý: Cập nhật số liệu vào thời điểm gần nhất.

2.1.3. Điều kiện thủy văn, hải văn

Mô tả hiện trạng và cập nhật số liệu thủy văn trong phạm vi khu vực mỏ và các khu vực lân cận.

2.1.4. Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án và đặc điểm chế độ thủy văn, hải văn của nguồn tiếp nhận nước thải

2.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội

Lưu ý:

- Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về các điều kiện tự nhiên phục vụ đánh giá tác động môi trường của dự án, gồm các loại dữ liệu về: địa lý, địa chất; khí hậu, khí tượng; số liệu thủy văn, hải văn trong thời gian ít nhất 03 năm gần nhất.

- tả nguồn tiếp nhận nước thải của dự án và đặc điểm chế độ thủy văn, hải văn của nguồn tiếp nhận nước thải này.

- Tóm tắt các điều kiện về kinh tế - xã hội phục vụ đánh giá tác động môi trường của dự án, gồm: các hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khai khoáng, du lịch, thương mại, dịch vụ và các ngành khác); đặc điểm dân số, điều kiện y tế, văn hóa, giáo dục, mức sống, tỷ lệ hộ nghèo, các công trình văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, danh lam thắng cảnh đã được xác lập, khu dân cư, khu đô thị và các công trình liên quan khác chịu tác động của dự án.

- Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án.

2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án

2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường

2.2.1. Hiện trạng các thành phần môi trường

a) Môi trường không khí

Bảng 2.1.Vị trí lấy mẫu hiện trạng

Ngày lấy mẫu::

Kết quả khảo sát môi trường không khí xung quanh tại khu vực dự án qua đợt

khảo sát được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 2.2.Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh (KK1)

(Nguồn: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường)

Ghi chú:

- QCVN 05:2013/BTNMT: Chất lượng không khí - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh - Giá trị giới hạn của các thông số cơ bản trong không khí xung quanh trung bình trong 01 giờ.

- QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, mức ồn tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc (*).

Nhn xét:về kết quả mẫu (cao hay thấp hơn các quy chuẩn hiện hành)

b) Môi trường nước mặt (tại vị trí tiếp nhận nước mưa chảy tràn từ hố giảm tốc)

Bảng Kết quả phân tích chất lượng nước mặt gần khu vực gần dự án

Ghi chú:

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

- Cột B1: Áp dụng với nguồn nước mặt dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự.

Nhận xét: (cao hay thấp hơn các quy chuẩn hiện hành)

2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học

Thu thập, tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước tại khu vực dự án và xung quanh dự án, lưu ý đến các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu (nếu có): các loại rừng, danh mục các loài thực vật, động vật, tài nguyên sinh vật biển và đất ngập nước ven biển, danh mục các loài phiêu sinh, động vật đáy và tài nguyên thủy, hải sản khác.

Đối với dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển phải có thêm số liệu điều tra, khảo sát đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước tại khu vực dự án, lưu ý đến các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu, hệ sinh thái rừng tự nhiên, san hô, cỏ biển (nếu có).

2.3. Nhận dng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án

Liệt kê, mô tả các đối tượng bị tác động bởi dự án và các yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án.

Các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án được thể hiện cụ thể tại bảng sau:

Bảng ….. Các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện Dự án

Lưu ý: Đánh giá những đối tượng dễ bị tác động và yếu tố nhạy cảm khi triển khai dự án. Trong đó, các yếu tố nhạy cảm được quy định chi tiết tại khoản 4, Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Phụ lục III, IV, V Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ

2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án

Thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường.

Chương 3

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động

- Các tác động môi trường liên quan đến chất thải:

+ Tác động do nước thải;

+ Tác động do bụi, khí thải;

+ Tác động do chất thải rắn sinh hoạt;

+ Tác động do chất thải rắn thông thường;

+ Tác động do chất thải nguy hại.

- Xác định nguồn phát sinh và mức độ của tiếng ồn, độ rung.

- Tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, các yếu tố nhạy cảm khác và các tác động khác. (Làm rõ các tác động đến yếu tố nhạy cảm cụ thể đối với đất lúa: đánh giá vào tác dụng từ việc chiếm dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng; đa dạng sinh học của khu vực; các tác động đến tiêu thoát nước khi hình dự án).

- Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án. (sạt lở, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tập trung công nhân,….)

3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường

- Đối với nước thải:

+ Công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của từng nhà thầu thi công, xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

+ Công trình thu gom, xử lý các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống..., đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

+ Nguồn tiếp nhận; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; dòng thải ra môi trường, vị trí xả thải, phương thức xả thải (nếu có).

- Đối với chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường (bao gồm chất thải xây dựng) và chất thải nguy hại: quy mô, vị trí, biện pháp bảo vệ môi trường của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải.

- Đối với bụi, khí thải: các công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

- Đối với tiếng ồn, độ rung: các công trình, biện pháp giảm ồn, rung.

- Đối với xói lở, bồi lắng, nước mưa chảy tràn (nếu có): quy mô, vị trí, biện pháp ngăn ngừa xói lở, bồi lắng, kiểm soát nước mưa chảy tràn.

- Đối với các tác động đến đa dạng sinh học

- Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (giải giáp việc chiếm dụng đất GPMT, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giải pháp tiêu thoát nước khi hình thành dự án, phương án hoàn trả các tuyến mương tưới cụ thể tiến độ và giải pháp thi công đảm bảo cấp nước).

- Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động

- Đánh giá, dự báo tác động liên quan đến chất thải:

+ Mô tả nguồn phát sinh, quy mô (lưu lượng tối đa), tính chất (thông số ô nhiễm đặc trưng) của nước thải, bụi và khí thải; so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành. Mô tả thông tin về không gian và thời gian tác động của các chất thải này.

+ Mô tả nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng) của chất thải rắn sinh hoạt; thông tin về không gian và thời gian tác động của chất thải này.

+ Mô tả nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng), tính chất (loại) của chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại. Mô tả thông tin về không gian và thời gian tác động của các chất thải này.

- Xác định nguồn phát sinh và mức độ của tiếng ồn, độ rung.

- Tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, các yếu tố nhạy cảm khác và các tác động khác (nếu có).

- Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án.

3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường

a) Đối với công trình xử lý nước thải sinh hoạt:

- Thuyết minh về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải;

- Các thông số cơ bản của công trình xử lý nước thải (dự thảo bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc dự thảo thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước (sau đây gọi tắt là dự thảo bản vẽ thiết kế) đính kèm tại Phụ lục II báo cáo);

- Nguồn tiếp nhận; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; dòng thải ra môi trường, vị trí xả thải, phương thức xả thải (nếu có);

- Đề xuất vị trí, thông số lắp đặt các thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định).

Lưu ý: đối với hạ tầng khu vực chưa đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung:

- Đối với các khu dân cư, khu tái định cư, khu đô thị nước thải phát sinh dưới 30m3/ngày đêm, nước thải được xử lý bằng bể tự hoại tại các hộ gia đình và bố trí đường ống thu gom sau đó đấu nối/chờ đấu nối vào hệ thống xử lý nước chung của khu vực.

- Đối với các khu dân cư, khu tái định cư, khu đô thị nước thải phát sinh từ 30 m3/ngày đêm -100 m3/ngày đêm, nước thải được xử lý bằng bể tự hoại tại các hộ gia đình và bố trí đường ống thu gom đưa về bể tự hoại 05 ngăn, sau đó chờ đấu nối vào hệ thống xử lý nước của khu vực (theo quy hoạch).

- Đối với các khu dân cư, khu tái định cư, khu đô thị nước thải phát tinh từ 100 m3/ngày đêm trở lên, nước thải được xử lý bằng bể tự hoại tại các hộ gia đình và bố trí đường ống thu gom đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Phải đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường theo QCVN 01:2021/BXD của HTXLNT với các đối tượng xung quanh.

b) Đối với công trình xử lý bụi, khí thải:

- Thuyết minh về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý mùi từ hệ thống xử nước thải (nếu có);

- Các thông số cơ bản của công trình xử lý bụi, khí thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (chi tiết được nêu tại Phụ lục II báo cáo);

c) Đối với công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại):

- Thuyết minh về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình quản lý, xử lý chất thải;

- Các thông số cơ bản của công trình quản lý, xử lý chất thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (chi tiết được nêu tại Phụ lục II báo cáo).

d) Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung (nêu các công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung).

đ) Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

- Mô tả phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tương ứng với các nội dung đã được nhận dạng tại mục 3.2.1 ở trên.

- Trường hợp phải xây dựng, lắp đặt công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải và khí thải phải có thuyết minh về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; các thông số cơ bản của công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (chi tiết được nêu tại Phụ lục II báo cáo).

g) Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác tới môi trường (nếu có).

3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

- Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án.

- Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục.

- Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.

3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo

Nhận xét khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo về các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường.

Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ quan (như thiếu thông tin, dữ liệu; số liệu, dữ liệu hiện có đã bị lạc hậu; số liệu, dữ liệu tự tạo lập chưa có đủ độ chính xác, tin cậy; thiếu hoặc độ tin cậy của phương pháp đánh giá có hạn; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ về ĐTM có hạn; các nguyên nhân khác).

Chương 4

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC

(không thực hiện đối với loại hình khu dân cư, khu đô thị)

Chương 5

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 5.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án

Lưu ý: chủ đầu tư đưa giải pháp BMT vào hợp đồng với đơn vị thi công xây dựng và giám sát

Chương trình quản lý môi trường được tổng hợp dưới dạng bảng như sau:

5.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án

Chương trình quan trắc, giám sát môi trường phải được đặt ra cho quá trình thực hiện dự án, được thiết kế cho các giai đoạn: (1) Thi công, xây dựng; (2) Dự kiến khi vận hành cụ thể như sau:

- Quan trắc nước thải sinh hoạt (đối với dự án có đầu tư bể tự hoại 05 ngăn hoặc HTXLNT tập trung): cụ thể lưu lượng thải và các thông số đặc trưng của các nguồn nước thải trước và sau xử lý; vị trí các điểm quan trắc phải được mô tả rõ.

- Quan trắc tự động, liên tục nước thải và truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với trường hợp phải lắp đặt).

- Giám sát chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại: giám sát khối lượng phát sinh; phân định, phân loại các loại chất thải phát sinh để quản lý theo quy định,...

- Giám sát môi trường xung quanh: chỉ áp dụng cho giai đoạn hoạt động của các dự án có phát sinh phóng xạ hoặc một số loại hình đặc thù theo yêu cầu của cơ quan phê duyệt; vị trí các điểm giám sát phải được lựa chọn để đảm bảo tính đại diện và phải được mô tả rõ.

Chương

 KẾT QUẢ THAM VẤN

I. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

6.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng

6.1.1. Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử:

6.1.2. Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến (nếu có):

6.1.3. Tham vấn bằng văn bản theo quy định (nếu có)

6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng

Lập bảng thể hiện các ý kiến, kiến nghị của đối tượng được tham vấn và giải trình việc tiếp thu kết quả tham vấn, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (sắp xếp các ý kiến góp ý theo chương, mục liên quan của báo cáo đánh giá tác động môi trường), cụ thể như bảng sau:

II. THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN (theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

Mô tả việc tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức chuyên môn về kết quả tính toán của mô hình (nếu có). Lập bảng thể hiện các ý kiến, kiến nghị của các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức chuyên môn và giải trình việc tiếp thu ý kiến góp ý, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (các văn bản liên quan đến tham vấn được chuyên gia, nhà khoa học được đính kèm tại Phụ lục III).

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Kết luận: phải có kết luận về các vấn đề, như: đã nhận dạng và đánh giá được hết các tác động chưa, vấn đề gì còn chưa dự báo được; đánh giá tổng quát về mức độ, quy mô của các tác động đã xác định; các biện pháp giảm thiểu tác động tương ứng; các tác động tiêu cực nào không thể có biện pháp giảm thiểu vì vượt quá khả năng cho phép của chủ dự án và nêu rõ lý do.

2. Kiến nghị: kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan giúp giải quyết các vấn đề vượt khả năng giải quyết của dự án (nếu có).

3. Cam kết ca chủ dự án đầu tư

- Cam kết về độ chính xác, trung thực của các thông tin, số liệu, tài liệu cung cấp trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Cam kết có biện pháp, kế hoạch, nguồn lực để thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án; thực hiện đầy đủ các ý kiến đã tiếp thu trong quá trình tham vấn; chịu hoàn toàn trách nhiệm và bồi thường thiệt hại nếu để xảy ra sự cố môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành dự án.

- Cam kết đảm bảo tính khả thi khi thực hiện trách nhiệm của chủ dự án đầu tư sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.

PHỤ LỤC I

- Bản sao các văn bản của cấp có thẩm quyền về quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh.

- Bản sao các văn bản pháp lý khác liên quan đến dự án

- Bản sao các phiếu kết quả phân tích môi trường nền đã thực hiện.

PHỤ LỤC II

- Bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công các công trình xử lý chất thải (đối với các dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước);

- Bản vẽ tổng mặt bằng dự án; bản vẽ thể hiện các công trình thoát nước mưa, nước thải; bản vẽ thể hiện các hạng mục bảo vệ môi trường và khu vực bãi lưu chứa đất đào đắp;…

- Thuyết minh và kết quả tính toán của các mô hình sử dụng (nếu có).

PHỤ LỤC III

Bản sao của các hồ sơ sau:

- Các văn bản của chủ dự án gửi lấy ý kiến tham vấn.

- Văn bản trả lời của các cơ quan, tổ chức được xin ý kiến (nếu có). - Biên bản họp tham vấn cộng đồng dân cư, cá nhân.

- Văn bản tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học và bản nhận xét của các chuyên gia hoặc biên bản họp hội thảo tham vấn chuyên gia (nếu có).

- Văn bản tham vấn các tổ chức chuyên môn (nếu có).

- Văn bản cho ý kiến về kết quả tính toán của mô hình (nếu có).

Lưu ý:

- Nội dung của báo cáo ĐTM được hướng dẫn theo mẫu chung trên đây. Tùy từng dự án cụ thể, nội dung của báo cáo ĐTM có thể được bổ sung thêm các nội dung đặc thù hoặc lược bỏ những nội dung không liên quan.

- Các trích dẫn trong báo cáo ĐTM phải chỉ rõ nguồn.

>>> XEM THÊM: Dịch vụ lập dự án đầu tư và đánh giá tác động môi trường

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com