Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy thủy điện và đánh giá hiệu quả tài chính, xác định và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả môi trường của dự án .
Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy thủy điện
Trái đất nóng dần lên là biểu hiện chủ yếu của hiện tượng biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Công ước Khung của Liên hợp Quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto đã được ra đời lần lượt vào năm 1992 và năm 1997 nhằm ứng phó và ngăn chặn những tác hại xấu do biến đổi khí hậu gây ra. Nhiều quốc gia đã phê chuẩn và ký Công ước Khung, cũng như Nghị định thư nêu trên; trong đó có Việt Nam.
Việt Nam được đánh giá sẽ là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và hiện tượng nước biển dâng. Do vậy, việc thực hiện Công ước Khung và Nghị định thư trên là rất quan trọng, góp phần giảm nhẹ những thiệt hại sau này nếu xảy ra. Từ sau khi phê chuẩn Nghị định thư Kyoto ngày 25/12/2002 đến nay, nước ta đã có nhiều dự án về Cơ chế phát triển sạch (CDM) của Nghị định thư, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Thu hồi khí Metan (CH4), năng lượng, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, trồng rừng và tái trồng rừng, vận tải,... Thị trường CDM gồm nhiều dạng dự án rất khác nhau, tái tạo là dạng dự án lớn nhất của hoạt động này. Theo ước tính có tới 44% lượng cắt giảm phát thải trên thị trường CDM hiện nay là từ ngành năng lượng, với 11% trong tổng số các dự án là từ thuỷ điện, chiếm tới 25% tổng số các dự án tái tạo. Tình hình hiện nay của thị trường Cacbon dành những cơ hội cấp vốn tuyệt vời cho các công ty thuỷ điện với các dự án thuỷ điện mới.
Vì những lý do trên, em chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả dự án CDM thủy điện So Lo, tỉnh Hòa Bình” để làm chuyên đề tốt nghiệp.
Mục đích nghiên cứu: Tính toán và đánh giá hiệu quả tài chính, xác định và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả môi trường của dự án CDM của ngành năng lượng, cụ thể là năng lượng tái tạo thủy điện. Đánh giá chung về hiệu quả của dự án CDM thủy điện So Lo. Từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp trong việc thực hiện các dự án CDM thủy điện So Lo cũng như các dự án tương tự khác tại Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả dự án CDM nhà máy thủy điện So Lo
Phạm vi nghiên cứu:
· Về không gian: Tại nhà máy thủy điện So Lo, xã Phúc Sạn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam.
· Về thời gian: Trong toàn bộ thời gian vận hành dự án (Dự kiến trong vòng 30 năm, tính từ thời điểm vận hành là năm 2009)
Phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề sử dụng nhiều phương pháp như phương pháp thu thập và xử lý số liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. Ngoài ra, còn có phương pháp phân tích tài chính và phương pháp phân tích Chi phí – Lợi ích để đánh giá hiệu quả dự án.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I. Cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả dự án
Chương II. Đánh giá hiệu quả CDM thủy điện So Lo
Chương III. Một số kiến nghị và giải pháp
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
Khái niệm dự án đầu tư: Theo giáo trình Hiệu quả và Quản lý dự án Nhà nước, dự án đầu tư (về nội dung) là tổng thể các hoạt động được dự kiến với nguồn lực và chi phí cần thiết, được sắp xếp theo một kế hoạch chặt chẽ có thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hay cải tạo những đối tượng nhất định nhằm mục đích thực hiện những mục tiêu về kinh tế xã hội nhất định.
Dự án đầu tư được thể hiện dưới hình thức là một tập hồ sơ tài liệu trình bày rất chi tiết, rõ ràng và hệ thống các hoạt động được thực hiện với các nguồn lực, chi phí, sẽ được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ để đạt được những kết quả cụ thể nhằm thực hiện những mục tiêu về kinh tế xã hội nhất định.
Các yếu tố của dự án đầu tư nhà máy thủy điện: Một dự án đầu tư cần có các yếu tố cơ bản nhất định như sau:
· Các mục tiêu của dự án: Được đề cập đến với hai góc độ chính là góc độ của nhà đầu tư và góc độ của xã hội. Với các nhà đầu tư và doanh nghiệp thì mục tiêu chính là lợi nhuận. Với xã hội thì có rất nhiều mục tiêu như: tạo thêm việc làm, tăng cường các sản phẩm và dịch vụ xã hội, bảo vệ môi trường,... Hay có thể nói, đó là kết quả và lợi ích mà dự án đem lại cho nhà đầu tư và xã hội;
· Các hoạt động, giải pháp đồng bộ về tổ chức, kinh tế và kỹ thuật để thực hiện mục tiêu của dự án;
· Nguồn lực cần thiết để thực hiện các hoạt động và chi phí về các nguồn lực đó gồm vật lực, tài lực, nhân lực, công nghệ và thông tin;
· Nguồn vốn đầu tư để tạo nên vốn đầu tư của dự án;
· Các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra của dự án;
· Thời gian và địa điểm thực hiện các hoạt động của dự án: Dự án đầu tư có giới hạn về thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc cũng như không gian thực hiện dự án.
Ngoài ra, một dự án đầu tư rất cần đảm bảo tính khả thi và cần đáp ứng thêm một số yêu cầu cơ bản khác như: Tính khoa học, tính thực tiễn, tính pháp lý và tính đồng nhất.
Phân loại dự án đầu tư: Có nhiều dạng dự án và tùy theo tiêu chí khác nhau mà có các cách phân loại khác nhau về dự án đầu tư. Trong đó, các tiêu chí thường thấy như sau:
· Căn cứ vào chủ thể khởi xướng: Dự án cá nhân, tập thể, quốc gia và liên quốc gia hay quốc tế.
· Căn cứ vào thời gian: Dự án ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
· Căn cứ vào tính chất hoạt động của dự án: Dự án sản xuất, dự án dịch vụ, thương mại, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án dịch vụ xã hội.
· Căn cứ vào quy mô: Dự án lớn và dự án nhỏ.
· Căn cứ vào mức độ chi tiết của nội dung dự án gồm 2 loại: Dự án tiền khả thi và dự án khả thi.
· Căn cứ vào sự phân cấp quản lý dự án: Trong điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, chia các dự án đầu tư (không kể các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài) thành: Dự án nhóm A, B, C.
Dự án được thiết kế để xây dựng và vận hành dự án nhà máy thủy điện với tổng công suất là 8,7MW.
Dự án không sử dụng hồ chứa tích nước, cũng như không sử dụng hồ chứa điều tiết (hồ chứa kiểu dòng chảy) trong thời kỳ ít mưa hay mùa cạn. Do đó, trong khi dự án là một giải pháp nhạy cảm, thân thiện với môi trường đối với việc tăng trưởng nhu cầu năng lượng cho sinh hoạt và sản xuất đang ngày càng tăng cao. Tuy nhiện, sản lượng điện của dự án cũng bị hạn chế theo các thời gian cụ thể trong năm. Điều này ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của dự án.
Sản lượng điện hàng năm của dự án xấp xỉ 26.225 MWh, dẫn đến giảm phát thải khí nhà kính khoảng 16.346tCO2/mỗi năm trong 7 năm tín dụng đầu tiên. Việc này sẽ tiết kiệm, bù đắp lại việc đốt hàng nghìn tấn nhiên liệu và bằng cách này, dự án sẽ giúp bảo tồn nguồn tài nguyên không tái tạo, thúc đẩy khai thác và sử dụng tài nguyên tái tạo và các loại công nghệ thân thiện với môi trường. Đồng thời, dự án hoạt động cũng nhằm góp phần thực hiện Nghị định thư Kyoto mà Việt Nam đã tham gia.
Hoạt động của dự án bắt đầu từ ngày 20/11/2007, khi chủ đầu tư cam kết bỏ ra hết chi phí liên quan đến việc thực hiện hoạt động dự án (mua bán thiết bị và nhà máy).
Dự kiến thời gian vận hành của hoạt động dự án là 30 năm.
Ngày bắt đầu kỳ tín dụng thứ nhất: ngày 01/01/2009.
Thời gian của kỳ tín dụng thứ nhất: 7 năm (từ 01/01/2009 đến 31/12/2005).
Trong quá trình hoạt động dự án, những người đề xuất dự án đã cam kết tuân thủ hoàn toàn và thực hiện tốt, đầy đủ các tiêu chuẩn của Việt Nam về môi trường. Ở dự án thủy điện So Lo này, chủ dự án đã thực hiện Cam kết bảo vệ môi trường (giống như báo cáo tác động môi trường trong tài liệu dự án). Cụ thể: Cam kết bảo vệ môi trường EPC (hay là Báo cáo đánh giá tác động môi trường EIA) đã được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt ngày 28/07/2006 đối với nhà máy thuỷ điện bậc 1; và Uỷ ban nhân dân huyện Mai Châu phê duyệt nhà máy thuỷ điện bậc 2 ngày 29/04/2008.
Tuy vậy, để giảm nhẹ tối đa các tác động tiêu cực không mong muốn, có thể xảy ra đối với môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội ngay tại khu vực xây dựng nhà máy và khi nhà máy được đưa vào vận hành và hoạt động, vẫn cần thực hiện một số biện pháp thích hợp.
Một số biện pháp cụ thể được đề xuất như sau:
Đối với đất đai:
· Đất đang được sử dụng: Về cơ bản, dự án không đòi hỏi phải tiến hành tái định cư nhưng vẫn cần đền bù thoả đáng cho cư dân đia phương về diện tích đất nông nghiệp đang được sử dụng.
· Lở đất, xói mòn và bồi đắp: Các hiện tượng này có thể xuất hiện tại các khu vực có đường thi công, cửa dẫn nước, ống dẫn nước,… Để giảm thiểu hiện tượng trên, trong quá trình sang nền và đào đất, bên thi công sẽ gia cố các khu vực bị ảnh hưởng; Trồng cây tại những khu vực có thể; Trồng cây ở phía thượng lưu và các vùng phụ cận của dự án.
Đối với chất lượng nước: Chất lượng nước có thể bị giảm sút nếu dự án không được thực hiện một cách đúng đắn. Để giảm thiểu nguy cơ này cần:
· Xây dựng các khu vệ sinh cho công nhân;
· Thu gom rác thải và xử lý tại địa điểm xa nhà dân và nguồn nước;
· Không đổ đất xuống lòng sông
Đối với không khí: Việc xây dựng sẽ làm ô nhiễm không khí nên được làm giảm thiểu bằng cách:
· Che phủ kín các xe chở vật liệu;
· Hạn chế sử dụng xe, máy móc cũ, không hiệu quả;
· Bảo dưỡng và sử dụng các máy móc mới nhằm giảm tiếng ồn và khí thải;
· Phun nước trên công trường xây dựng;
· Bố trí hợp lý thời gian làm việc của máy móc và phương tiện vận chuyển;
· Dọn sạch sẽ công trường xây dựng sau khi hoàn thành công tác xây dựng.
Đối với hệ sinh thái: Dự án thủy điện So Lo cho thấy không có mối đe dọa đời sống thủy sinh, sinh vật trong suối hay sông. Lý do vì nhà máy thủy điện kiểu dòng chảy, được đặt ở vị trí khá dốc và không có hồ chứa. Vì vậy ảnh này nếu có sẽ là rất nhỏ và không đáng kể. Các biện pháp để bảo vệ hệ sinh thái chủ yếu về hành chính như:
· Lựa chọn địa điểm xây dựng dự án: sử dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích để thấy được địa bàn phù hợp cho xây dựng dự án và các công trình phụ trợ.
· Quản lý, đào tạo công nhân, cũng như các cơ quan chính quyền địa phương trong hạn chế săn bắt động vật hoang dã…
· Lập kế hoạch cụ thể và chi tiết cho công tác trồng cây.
Để đảm bảo duy trì ổn định của các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội tại nơi nhà máy được xây dựng và vận hành như cũ, chủ dự án cần:
Đối với công tác đền bù và giải phóng mặt bằng: Nhà máy thủy điện được xây dựng tại khu vực tương đối thưa thớt dân cư nên công tác đền bù, giải phóng mặt bằng không nhiều như các dự án khác. Tuy vậy, vấn đề này luôn quan trọng và cần thiết. Chủ dự án cần thực hiện:
· Lập kế hoạch cụ thể và chi tiết cho công tác này (xác định rõ loại đất đang được sử dụng, vai trò và trách nhiệm) của tất cả người liên quan;
· Tuân thủ Luật và Quy định hiện hành;
· Lập kế hoạch thích hợp cho công tác đền bù liên quan đến thu hồi lại khu đất không sử dụng;
· Thay đổi về cơ cấu nghề nghiệp cũng như trồng cây, canh tác nông nghiệp cho cư dân địa phương.
· Trong quá trình hoạt động dự án, cần tuân thủ hoàn toàn các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Hoạt động dự án cần được giám sát và quản lý chặt chẽ bởi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hoà Bình.
Đối với nguy cơ cháy nổ và các nguy cơ khác: Đây là yếu tố quan trọng cần phải được tính đến bởi dự án sử dụng một số thiết bị có thể gây nổ và bắt lửa như: mìn, dầu và xăng dầu. Vì vậy, các nhân viên quản lý dự án phải lưu ý để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ:
· Hướng dẫn công nhân tuân thủ nghiêm ngặt quy định về an toàn.
· Trang bị đầy đủ trang thiết bị an toàn (cho con người và môi trường) cho công nhân để họ làm việc.
· Đào tạo công nhân nhà máy nhằm đảm bảo nhận thức được mức độ nguy hiểm của dầu biến thế sử dụng trong dự án đối với môi trường để khi thao tác, họ sẽ thực hiện đúng quy trình an toàn và cẩn trọng hơn.
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Lập dự án đầu tư khu du lịch sinh thái nông nghiệp công nghê cao
55,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
Lập dự án đầu tư bến phao nổi trên sông
150,000,000 vnđ
140,000,000 vnđ
Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao
65,000,000 vnđ
55,000,000 vnđ
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất hợp kim nhôm
60,000,000 vnđ
55,000,000 vnđ
Dự án đầu tư khu dân cư đô thị mới A1 Cần thơ
180,000,000 vnđ
1,650,000,000 vnđ
Dự án đầu tư trang trai trồng rau sạch công nghệ cao
55,000,000 vnđ
44,000,000 vnđ
Dự án đầu tư Trang trại trồng và chế biến cây dược liệu
55,000,000 vnđ
52,000,000 vnđ
Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng phức hợp Ecowind
60,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái Phước Hội
55,000,000 vnđ
52,000,000 vnđ
Dự án đầu tư nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu
55,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
Dự án đầu tư trang trại trồng rau sạch chất lượng cao
55,000,000 vnđ
45,000,000 vnđ
Thuyết minh dự án đầu tư nhà văn phòng và chung cư cao cấp
55,000,000 vnđ
52,000,000 vnđ
HOTLINE:
0903 649 782
nguyenthanhmp156@gmail.com
Báo cáo đề xuất cấp GPMT trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô 90.000 con/lứa
Báo cáo đề xuất cấp GPMT cho dự án Nhà máy viên nén gỗ xuất khẩu
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy sản xuất cấu kiện sắt thép, bê tông thương phẩm, cấu kiện bê tông đúc sẵn
Thuyết minh dự án trồng cây dược liệu dưới tán rừng theo mô hình khu bảo tồn rừng phòng hộ
Dự án đầu tư trang trại nuôi heo công nghệ cao quy mô 16.000 con heo thịt hậu bị
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất chất dẻo
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư xây dựng trung tâm nông nghiêp công nghệ cao
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án khai thác và chế biến đá
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất phân bón
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư mở rộng bệnh viện đa khoa
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án xây dựng Cụm công nghiệp
Công ty Cổ Phần Đầu Tư & Thiết kế xây dựng Minh Phương nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển ổn định và trở thành một tập đoàn vững mạnh trong các lĩnh vực hoạt động của mình.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
© Bản quyền thuộc về minhphuongcorp.com
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn